Sáng 31/7, làng giải trí đón nhận tin buồn khi NSƯT Khải Hoàn qua đời do Covid-19. Chia sẻ với Người Lao Động, anh Nguyễn Bảo – con trai cố nghệ sĩ cho biết – bố anh đã nhập viện điều trị Covid-19 cách đây 3 tuần. Tuy nhiên, do có bệnh nền đau dạ dày nên tình tình của nam nghệ sĩ không chuyển biến tích cực. NSƯT Khải Hoàn qua đời tại bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM vào sáng nay, hưởng thọ 68 tuổi.
NSƯT Khải Hoàn tên thật là Nguyễn Khải, sinh năm 1953 tại Cần Thơ. Cố nghệ sĩ được biết đến là một danh cầm chuyên về ghita, gắn bó với nhiều đoàn cải lương. Với nhiều đóng góp cho nghệ thuật, nam nghệ sĩ được nhà nước tặng Huy chương “Vì sự nghiệp văn hóa” năm 1993 và danh hiệu NSƯT năm 2019.
Ngay trước đó, ca sĩ Phi Hải qua đời tại nhà riêng vào chiều 30/7. “2 tháng qua, tôi và anh Hải không ở chung nhà. Anh Hải sống một mình tại nhà riêng ở Quận 5. Anh mắc Covid-19 khoảng 1 tuần qua và tự điều trị. Anh ho, sốt và khó thở. Tôi được người nhà thông báo tin anh mất vào chiều qua”, vợ Phi Hải – ca sĩ Hương Giang – chia sẻ.
Phi Hải bên bà xã Hương Giang. Nam ca sĩ sinh năm 1971, là cái tên quen thuộc tại các phòng trà lớn nhỏ tại TP.HCM. Cố ca sĩ được khán giả yêu thích bởi giọng hát sâu lắng, truyền cảm.
Hôm 25/7, nghệ sĩ Kim Phượng qua đời do Covid-19, hưởng dương 66 tuổi. Dù đã được chăm sóc y tế, song nhiều bệnh nền như huyết áp, tim mạch, tiểu đường đã khiến tình hình sức khỏe cố nghệ sĩ không có chuyển biến tốt.
Nghệ sĩ Kim Phượng tên thật là Nguyễn Thị Ngọc Hoa, sinh năm 1955, tại Sài Gòn. Bà xuất thân trong gia tộc cải lương Huỳnh Long. Sinh thời, nữ nghệ sĩ được rất nhiều người trong nghề yêu quý bởi sự hiền lành, nhiệt tình giúp đỡ các thế hệ đi sau.
Ngày 18/7, rocker Trung Thành Sago qua đời vì Covid-19 trong khi đang cách ly tại một bệnh viện dã chiến ở Thủ Đức, TP.HCM. Được biết cố nghệ sĩ không qua khỏi sau khoảng 2 tuần điều trị. Ngoài ra ông còn có một số bệnh nền, trong đó có cao huyết áp. Thi thể nam nghệ sĩ đã được hỏa táng, gia đình nhận tro cốt và đưa về.
Trung Thành Sago tên thật là Nguyễn Thái Thành, sinh năm 1956, tại Sài Gòn. Nam ca sĩ bén duyên với nhạc rock từ những năm 70. Ngoài ra, cố ca sĩ còn được biết đến là tay chơi guitar của ban nhạc SagoMetal một thời.
Trước đó, danh ca Lệ Thu cũng qua đời tại Mỹ vì Covid-19. Cố ca sĩ trút hơi thở cuối cùng vào ngày 15/1/2021 (giờ địa phương), hưởng thọ 78 tuổi. Được biết Lệ Thu đã nhập viện điều trị trước đó 1 tháng. Ngoài ra, bà còn có nhiều bệnh nền khác, gồm tiểu đường.
Lệ Thu sinh năm 1943, tên thật là Bùi Thị Oanh. Bà là giọng ca hàng đầu của nền tân nhạc Việt Nam. Tiếng hát Lệ Thu tuy không gắn liền với một nhạc sĩ nào, nhưng bà trình bày rất thành công nhiều ca khúc của Phạm Duy, Cung Tiến, Đoàn Chuẩn, Trịnh Công Sơn, Trường Sa…
Xem Thêm: Ngồi phía trước xe máy, bé gần 3t gặp 𝘃𝗮 𝗰𝗵ạ𝗺 𝗯ị 𝗽𝗵ù 𝗻ã𝗼 𝘁𝗶ê𝗻 𝗹ượ𝗻𝗴 𝗿ấ𝘁 𝗻ặ𝗻𝗴 : Người lớn nên thay đổi
Hôm nay mình lại đọc được trên báo trường hợp bé này mới 31 tháng tuổi, ở Hà Nội bị tai nạn giao thông khi ngồi phía trước bố mẹ điều khiển xe máy. Bé được nhập viện ở Bệnh viện nhi Trung ương trong tình trạng nguy kịch.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Gia đình bé kể lại là: Bé được phụ huynh cho ngồi phía trước xe máy để đi mua đồ ăn. Trong quá trình đi xe thì va chạm với một xe ô tô đi ngược chiều nên em bé bị văng ra ngoài.
Ngay sau đó thì em bé có biểu hiện lơ mơ dần, rồi được người nhà chuyển tới Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp để cấp cứu. Tại bệnh viện bé được các bác sĩ sơ cấp cứu và làm các xét nghiệm cận lâm sàng, kết quả chụp cắt lớp vi tính sọ não 1 giờ sau tai nạn cho thấy có tình trạng chảy máu dưới màng cứng số lượng ít, phù não nhẹ và chưa có chỉ định phẫu thuật.
Tuy nhiên do có vẻ tình hình xấu đi dần nên bé này được chuyển tới Bệnh viện Nhi Trung ương để tiếp tục theo dõi và điều trị.
Tại đây, bác sĩ Phạm Thị Thanh Tâm, Trung tâm Cấp cứu – Chống độc cho biết: Bé nhập viện trong tình trạng hôn mê sâu, bầm tím vùng trán trái, tụ máu dưới da vùng đỉnh chẩm bên phải, nhiều vết xây sát da vùng cẳng tay trái.
Sau khi tiến hành hồi sức, truyền máu và chụp CT sọ não (sau tai nạn 4 giờ), kết quả cho thấy bé bị phù não lan tỏa, khối máu tụ dưới màng cứng tăng nhanh.
Chính vì vậy bé được các bác sĩ tiến hành mổ cấp cứu, lấy máu tụ nội sọ và điều trị tăng áp lực nội sọ. Tuy nhiên sau khi mổ bé vẫn hôn mê sâu, đồng tử hai bên giãn, tiên lượng rất nặng.
Bài học thấm thía
Hiện nay tình trạng cho con ngồi phía trước hoặc đứng phía trước khi đi xe máy không phải là hiếm. Đã vậy còn không đắt đai an toàn nữa thì lại càng nguy hiểm hơn. Nhiều người 1 tay lái xe, 1 tay còn bận giữa trẻ đang đứng đằng trước, và việc làm này vô cùng nguy hiểm. Trẻ con chưa có ý thức bám giữa chặt nên việc đứng ngồi trong tư thế xe đang di chuyển như thế là rất nguy hiểm; rồi những lúc đường gồ ghề, hay va chạm giao thông thì biết xử lý thế nào?. Không những nguy hiểm cho các bé mà còn nguy hiểm cho cả chúng ta, thậm chí là những người tham gia giao thông khác nữa ạ.
Chưa kể trẻ có thể vô tình vặn tay ga làm xe di chuyển bất ngờ, không kiểm soát. Ngồi phía trước cũng nguy hiểm ở điểm là nếu không may dừng xe gấp, theo lực quán tính trẻ sẽ nhào về phía trước. Lúc này đầu hoặc ngực có thể đập vào tay lái hoặc cũng có thể bị văng ra xa.
Bác sĩ Tâm khuyến cáo như sau: “Khi cho trẻ tham gia giao thông trên xe gắn máy, cha mẹ cần lái xe với tốc độ ổn định, vừa phải, cho trẻ ngồi phía sau, trang bị mũ bảo hiểm cho trẻ từ 3 tuổi, mang đai chắc chắn nối với người lái cho những trẻ nhỏ hơn. Đặc biệt, với trẻ nhỏ 1 – 2 tuổi, an toàn nhất là để bé ngồi giữa 2 người lớn. Không để trẻ đứng trên xe với bất cứ lý do nào, hạn chế cho trẻ ra đường khi trời tối hay thời tiết xấu”.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Vậy thì chở con bằng xe máy thế nào là an toàn?
Các chuyên gia lưu ý, khi chở trẻ nhỏ trên xe máy, những điều đầu tiên mà bất kỳ bậc cha mẹ nào cũng cần phải nhớ là:
– Đối với trẻ từ 1 tuổi trở xuống, nên dùng đai để cố định trẻ khi lưu thông trên đường. Nếu không, có thể dùng khăn vải làm thành một túi đeo chéo để giữ chặt con. Không để chân hoặc đầu trẻ thò ra ngoài tránh xe khác va quệt vào trong khi di chuyển
– Nếu bé từ 3 tuổi trở lên thì nên cho bé đội mũ bảo hiểm khi ra đường. Đặt trẻ ngồi giữa cha mẹ và giữ chặt bé bằng hai tay và không cho con ló đầu ra ngoài.
– Không để trẻ đứng trên xe với bất cứ lý do nào.
Vị trí trên xe máy cho trẻ nhỏ là an toàn nhất?
Đó là sau lưng người lớn, có dây đai để nịt chặt trẻ vào bụng người chở, trẻ muốn ngủ muốn quậy phá thì người chở vẫn có thể kiểm soát được.
Đừng chỉ vì 1 chút bất cẩn mà bố mẹ hại con phải chịu đau đớn, ốm yếu, bệnh tật, thậm chí còn cả sự sống và tương lai của bé nữa ạ.